Tuyên Quang là một trong 6 tỉnh Việt Bắc trước đây gồm có: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Nằm trong khu vực kháng chiến gọi là ATK (An Toàn Khu). Tân Trào – Tuyên Quang chính là một trong những di tích nổi bật trong ATK mà du khách tham quan, tìm hiểu không thể bỏ qua các địa điểm nổi bật như:
Lán Nà Nưa
Nơi Bác đã từng ở 92 ngày đêm. Khi ở nhà ông Sự được khoảng một tuần Bác đã bàn bạc dựng một căn lán nhỏ. Bác đã đi rất nhiều địa điểm và khi tới mảnh đất Bác ưng ý thì Bác đã cho dựng lán và gọi là Lán Nà Nưa. Bác đã chọn được địa điểm đấy là vì nó phù hợp và đáp ứng đủ các tiêu chí của Bác đấy là “ Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”.
Gần nước, gần dân tức là chiếc lán của Bác gần với làng Kim Long xưa. Dưới chân núi còn có một dòng suối nhỏ từ bên đỉnh Hòa Thái Nguyên chảy qua và chúng ta ngăn lại thành hồ.
Thuận đường tiến là vì từ lán của Bác có thể lên trung tâm huyện lị Sơn Dương, lên Thái Nguyên Hà Nội một cách đẽ dàng mà an toàn.
Tiện đường thoái là từ lán của Bác là một thung lũng nhỏ nằm dưới chân núi Hồng giáp ranh giữa Thái Nguyên và Tuyên Quang. Nếu có vấn đề nào xảy ra thì Bác và cán bộ có thể men theo đường núi đi bộ sang Thái Nguyên, kế có là Bắc Kạn, Cao Bằng đi biên giới.
Khi về lán Bác cũng không mang gì nhiều chỉ có một các bàn nứa và máy đánh chữ. Các văn bản, chủ chương chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa đều được Bác đánh máy và viết ngay trong căn lán này. Để giữ bí mật, an toàn nhất cán bộ và những người làm cách mạng đều gọi Bác là ông Ké, Bác cũng chỉ mặc một bộ quần áo màu chàm của người dân tộc Tày.
Điều kiện sống của Bác vô cùng thiếu thốn, trong cuốn hồi ký của Bác Võ Nguyên Giáp cũng đã viết. Bữa ăn của Bác chỉ có măng luộc với cơm, nước canh là lá chè tươi mang về luộc lên rồi lấy nước chan canh mà thôi. Vì điều kiện sống thiếu thốn, khó khăn Bác lại ở trong mùa mưa nên có rất nhiều muỗi, vắt hoành hành. Chính vì vậy, cuối tháng 7 Bác đã bị ốm rất nặng. Cán bộ và người dân ở đây hết lòng chạy chữa, thuốc men nhưng hồi ấy thuốc còn khan hiếm và ít loại thuốc. Đợt ấy bác Giáp ở dưới chân núi nhưng ngày nào cũng chạy lên báo cáo tình hình công việc với Bác. Một hôm, như thường ngày bác Giáp vẫn chạy lên báo cáo tình hình, thì bác thấy Bác Hồ đã yếu lắm rồi nên bác Giáp cũng ngỏ ý là muốn ngủ lại. Đêm hôm ấy, Bác Hồ ốm nặng lúc tỉnh, lúc mê đến khoảng giữa đêm Bác tỉnh lại sợ rằng mình không qua khỏi nên đã muốn giao lại hết cộng việc đất nước, nhân dân cho bác Giáp. Bác đã nói ra câu chăng chối mà đi vào lịch sử, trở thành câu nói bất hủ: “Thời cơ đã đến, dù có phải hy sinh bao nhiêu, du có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành lại được độc lập”.
Và khi ấy thì có người dân báo lên là có một vị thầy lang hành hương qua đây. Chính vì thế mà các cán bộ đã chạy đi mời thầy lang lên cứu chữa. Sau khi thầy lang bắt mạch xong đi ra ngoài và lắc đầu. Thầy lang bảo là ông Ké sợ rằng không qua khỏi bởi vì đã có 9 phần xấu rồi chỉ còn 1 phần tốt thôi bây giờ không biết lên núi hái lá thuốc còn kịp không. Mặc dù Bác đã rơi và tình trạng thập tử nhất sinh rồi nhưng thầy lang vẫn chạy lên núi hái thuốc về đốt cháy lên rồi hò với cháo loãng cho Bác ăn. Rất may mắn là sau khi Bác ăn vài lần những bát cháo hòa thuốc ấy Bác đã dần dần hồi phục.
Sau này, khi Bác đã rời lán về Hà Nội Bác cũng đã cho cán bộ về đây tìm người thầy lang ấy những không ai biết cả. Người dân nơi đây chỉ biết thầy lang hành hương qua làng mà thôi. Sau khi Bác rời đi Bác cũng cho cán bộ dỡ hết nhà cửa của Bác, cán bộ ở để đảm bảo an toàn cho người dân.
Mãi sau này, khi giành được hòa bình, bác Giáp quay lại đây và tìm lại vị trí căn lán Bác ở rồi cho phục dựng lại căn lán theo kích thước Bác đã từng ở làm sao cho giống lán của Bác nhất.
Cây đa Tân Trào – biểu tượng cách mạng của thủ đô giải phóng.
Tại đây, ngày 16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc quân lệnh số một và làm lễ xuất quân trước mặt toàn bộ đồng bào Việt Bắc cùng với 60 vị đại biểu. Quân Việt Nam giải phóng đã tiến về Hà Nội giải phóng thủ đô Hà Nội. Từ đó, cây đa Tân Trào trở thành biểu tượng cách mạng của thủ đô giải phóng.
Cây đa Tân Trào là một cây đa cổ nằm ở đầu làng Kim Long xưa nay đã đổi tên là làng Tân Lập ( độc lập mới ).
Trước đây, cây đa Tân Trào cành lá sum xuê, hai cây mọc cánh nhau 10m. Người dân nơi đây thường gọi là “ cây đa ông ”, “ cây đa bà ”. Trong một lần bão lớn cây đa ông bị đổ, cây đa bà về sau cũng chết dần, chết mòn. Cán bộ chính quyền địa phương đã phải chặt ngọn cây để có thể giữ lại gốc cây. Trước khi cây mẹ chết thì địa phương nơi đây đã phải đưa ra một phương pháp: “ tạo sẹo nhử rễ”. Và đã chiết nhử thành công một cây đa con ở trên mô đất cao nhất. Xung quanh có có thêm 6 cây đa nữa tượng trưng cho 6 năm Bác ở Tuyên Quang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Cách mạng tháng 8. Ngoài ra cũng tượng trưng cho 6 huyện của tỉnh Tuyên Quang.
Đình Tân Trào (Đình Hồng Thái)
Trong 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, biên giới thì dân làng trong vùng có hơn 200 người con trong vùng tham gia kháng chiến và lên đường bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là các chiến sĩ nơi đây đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở về sinh sống tại vùng đất cách mạng. Đây chính là nơi duy nhất trong cả nước không có bia tưởng niệm liệt sĩ và không có nghĩa trang liệt sĩ. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc họp Đại Hội với sự góp mặt của 60 đại biểu đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Cuộc họp đại hội trong hai ngày 16-17/8/1945 đã bầu ra được:
Chính phủ lâm thời của nước Cộng Hòa:
+ Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch nước.
+ Trần Huy Liệu là phó Chủ tịch nước
+ Quy định được quốc ca, quốc kỳ.
+ 10 chính sách lớn là tiền đề xây dựng Hiến pháp Việt Nam.
Ở trước đình làng còn có phiến đá thiêng được bà con nơi đây gọi là mâm thiêng, trước khi bà con mang đồ vào làm lễ trong đình thường đặt ở phiến đá thiêng đó trước. Sau ngày 17/8/1945 sau khi Bác được bầu làm Chủ tịch nước, cán bộ đã tổ chức một buổi tuyên thệ. Ngày ấy, Bác vừa mới ốm dậy nhưng Bác vẫn đi bộ từ lán Nà Nửa ra đình Hồng Thái, trời hôm ấy lất phất mưa lên ra đến đình Bác thấy chân mình dính nhiều bùn nên Bác đã ra suối rửa chân trước khi vào. Các vị đại biểu thì đã đứng 2 hàng chờ Bác. Vì thời gian gấp có 2 ngày nên các vị đại biểu chưa tìm hiểu được phong tục tập quán của bà con nơi đây, nên ai cũng nghĩ Bác sẽ đứng trên phiến đá thiêng để thêm phần trang trọng hơn. Nhưng trong khoảng thời gian ở đây mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác đã tìm hiểu lối sống của bà con, bà con xem đây là mâm thiêng của đình làng nên Bác đã tôn trọng tín ngưỡng của bà con và chỉ đúng bên cạnh phiến đá thiêng để đọc lời thề. Từ đó về sau thì bà con nơi đây gọi đây là phiến đá thề.
Hồ Nà Nưa
Ngày xưa nơi đây không có Hồ Nà Nưa mà ở phía trên chỉ có một con suối gọi là suối Khuôn Pén. Năm 1961, Bác Hồ về thăm Tân Trào đã đề nghị bà con ngăn suối đắp đập để lấy nước tưới tiêu. Đến năm 1970 thì đập được xây xong gọi là hồ Nà Nưa. Đi qua đập là 79 bậc thang tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác.
Những lưu ý khi tới nhà người Tày ở Tân Trào
Khi đến nhà người Tày thì người dân tộc Tày quan niệm khi đã xây xong nhà thì không được chém hay làm hỏng, nghịch đến cột nhà vì như thế thì hồn nhà sẽ bị tổn thương và quay lại báo thù người trong nhà.
Ban thờ của người dân tộc Tày vô cùng linh thiêng, người dân tộc Tày cũng quan niệm không cho phụ nữ dọn dẹp hay động đến ban thờ vì họ cho rằng phụ nữ không sạch sẽ.
Nhà người Tày nơi giáp cửa sổ, gia chủ đặt hai cái bát nhỏ có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất nên không được đặt đồ vật hay sờ tay lên các đồ thờ cúng và không ngồi quay lưng vào nơi thờ.
Trên đây là thông tin hữu ích về các địa điểm tham quan du lịch tại di tích lịch sử ATK Tân Trào, du khách quan tâm nên tìm hiểu kinh nghiệm du lịch Tân Trào tại Dulich.Pro.Vn để có thêm thông tin hữu ích về lịch trình, nhà sàn, địa chỉ ăn uống…