Điều gì hấp dẫn du khách khi đặt chân đến một miền đất mới? Phải chăng là sự thân thiện, nồng hậu của con người, hương vị quyến rũ của nền ẩm thực hay sức hút bí ẩn từ những di tích lịch sử và văn hóa? Thật khó để lựa chọn, bởi trên dải đất hình chữ S xinh đẹp, mỗi yếu tố đều có sức hấp dẫn riêng. Nhưng nếu muốn chạm đến cội nguồn và khám phá chiều sâu lịch sử của một vùng đất, không thể bỏ qua những di tích in đậm dấu ấn thời gian. Nằm cách thủ đô Hà Nội không quá xa, Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc nơi quy tụ tinh hoa của biết bao danh nhân xứ Đông, gắn liền với những chiến công vang dội đã góp phần tạo nên những trang sử hào hùng, đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.
Nếu du khách đang dự kiến đến với quần thể di tích trong thời gian tới, thì hãy tham khảo ngay tất tần tật những kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương 1 ngày nhất định du khách không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về khu du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc
Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại thành phố Chí Linh, Hải Dương, được biết đến là địa chỉ văn hóa tâm linh trọng điểm của mảnh đất xứ Đông trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Quần thể di tích với hai khu vực chính là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Nếu như du khách biết đến đền Kiếp Bạc gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn trong ba lần đánh bại giặc Nguyên Mông thì chùa Côn Sơn là nơi lưu dấu sự nghiệp của vị danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, chốn Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, các di tích và lễ hội truyền thống ở Côn Sơn Kiếp bạc vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị và có sức hút ngàn đời.
Hướng dẫn di chuyển đến Côn Sơn Kiếp Bạc
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chưa đầy 70km, để đến di tích Côn Sơn Kiếp Bạc du khách có thể di chuyển bằng nhiều cách thức khác nhau như xe máy, xe khách, ô tô,… phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích của từng du khách. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến du khách cung đường di chuyển nhanh và an toàn nhất, cùng tham khảo nhé:
+ Di chuyển bằng xe máy: Từ Hà Nội du khách có thể di chuyển theo cung đường QL1A hướng đi thành phố Bắc Ninh, sau đó rẽ phải theo biển chỉ dẫn ra QL18 đi hướng Chí Linh, Hải Dương. Tiếp tục đi qua ngã ba sao đỏ khoảng tầm 2km nữa du khách sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn đến di tích Côn Sơn và đi thêm khoảng 9km nữa để đến đền Kiếp Bạc.
+ Di chuyển bằng ô tô: Xuất phát từ cầu Thanh Trì, du khách đi theo đường cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh. Khi đi đến đầu thành phố Bắc Ninh, du khách rẽ phải vào Phả Lại và chạy thẳng đến thị trấn Sao Đỏ. Khi đến ngã ba, du khách đi thêm 150m nữa và rẽ trái đến di tích Côn Sơn.
+ Lựa chọn du lịch bằng xe khách: Ngay tại Hà Nội du khách có thể dễ dàng bắt các hãng xe đến Côn Sơn Kiếp Bạc tại các bến xe lớn như Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát,… Với mức giá dao động từ 80.000 đến 150.000VNĐ, có một số nhà xe được du khách đánh giá cao như Ka Long, Đức Phúc, Việt Thanh,… Sau khi đến ngã ba Sao Đỏ, du khách bắt taxi hoặc xe ôm để đến khu di tích.
Các địa điểm tham quan nổi tiếng tại Côn Sơn Kiếp Bạc
Ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, khu di tích từ bao đời nay luôn thu hút du khách tứ phương bởi vẻ đẹp tráng lệ, tuyệt mỹ cùng với những di tích lịch sử cổ kính. Nếu du khách có dịp ghé thăm nơi đây, nhất định không nên bỏ qua những địa điểm tham quan trứ danh tại Côn Sơn Kiếp Bạc:
+ Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm thiền phái Trúc Lâm danh tiếng, sánh vai cùng chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh, tạo thành tam giác linh thiêng của Phật giáo Việt Nam thời Trần. Nơi đây gắn liền với tên tuổi của nhiều bậc tiền nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Huyền Quang,…
+ Đền Kiếp Bạc: Một công trình lịch sử linh thiêng, là nơi lưu giữ ký ức hào hùng về danh tướng Trần Quốc Tuấn. Đây không chỉ là nơi thờ phụng vị anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân dân Đại Việt trong những trận đánh vang dội chống lại giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, mà còn từng là căn cứ địa chiến lược quan trọng của quân đội nhà Trần.
+ Đền thờ Nguyễn Trãi: Nằm uy nghi dưới chân núi Ngũ Nhạc, trên khuôn viên rộng 10.000m², đền thờ Nguyễn Trãi là một công trình trọng điểm của quần thể di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc. Được khởi công xây dựng vào năm 2000, ngôi đền không chỉ là nơi tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, mà còn là biểu tượng của lòng tri ân và tự hào dân tộc.
Đền thờ Trần Nguyên Hãn: Dọc theo dòng suối thơ mộng, đền thờ Trần Nguyên Hãn tọa lạc trên lưng chừng núi, bên trên đền thờ Nguyễn Trãi. Vị danh tướng nhà Lê Sơ (1380-1442), em con cậu của Nguyễn Trãi, là người góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh, dựng nên triều đại mới.
+ Đền thờ Trần Nguyên Đán: Tọa lạc trên lưng chừng núi Côn Sơn gần thượng nguồn suối, đền thờ Trần Nguyên Đán thể hiện sự kính trọng sâu sắc đối với vị quan tài ba, ông nội của Nguyễn Trãi. Vị trí của ngôi đền như nhấn mạnh tầm vóc và giá trị của Trần Nguyên Đán trong lịch sử dân tộc, một nhà nho thanh liêm và một người có tầm nhìn chiến lược sâu rộng.
+ Bàn Cờ Tiên: Trên đỉnh núi Côn Sơn, địa danh Bàn Cờ Tiên là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích chinh phục thiên nhiên. Tương truyền, nơi đây từng là chốn dừng chân của các bậc cao nhân, với Nam Bạch Viên được xây dựng thời Trần khi tổ sư Huyền Quang tu hành tại chùa Côn Sơn.
Ẩm thực – đặc sản Côn Sơn Kiếp Bạc
Vùng đất Côn Sơn Kiếp Bạc không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử và giá trị văn hóa tâm linh mà còn hấp dẫn du khách bởi những món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hương. Mỗi món đặc sản nơi đây sẽ mang du khách những trải nghiệm ấn tượng, gắn liền với câu chuyện, phong tục và đời sống của người dân địa phương:
+ Bánh đậu xanh Hải Dương: Nhắc đến Hải Dương, người ta không thể không nghĩ đến bánh đậu xanh, một món ăn vặt phù hợp để thưởng thức cùng tách trà nóng. Bánh được làm từ những hạt đậu xanh tươi ngon, xay nhuyễn mịn rồi phối hợp với đường và dầu thực vật. Sau khi chế biến, bánh được nén chặt thành từng miếng vuông nhỏ xinh, gói trong giấy bạc hoặc giấy thấm dầu để giữ hương vị và giảm cảm giác ngấy.
+ Bánh Đúc: Được làm từ bột gạo tẻ, kết hợp cùng nước vôi trong, tạo nên món ăn mộc mạc mà mềm mại, thơm ngon. Bánh thường được ăn kèm với mật mía, đậu phộng hoặc nước mắm chua ngọt, mang đến hương vị hài hòa và khó quên.
+ Rươi Tứ Kỳ: Loài đặc sản nổi tiếng vùng Hải Dương, cũng là món ngon mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến Côn Sơn Kiếp Bạc. Các món ăn từ rươi như chả rươi, rươi kho, hay rươi nấu măng chua đều mang vị béo ngậy, thơm bùi, đặc trưng mà không nơi nào có được.
+ Bánh gai: Với lớp vỏ mềm dẻo từ lá gai, nhân đậu xanh ngọt bùi, là món quà quê nổi tiếng vùng đất Hải Dương. Mỗi chiếc bánh là sự kết tinh của bàn tay khéo léo và sự tinh tế trong ẩm thực dân gian.
+ Bún cá rô đồng: Một trong những đặc sản trứ danh của Hải Dương, mang đậm hương vị đồng quê. Món ăn được chế biến từ cá rô tươi sống đánh bắt trực tiếp từ đồng, kết hợp với công thức nấu riêng biệt, tạo nên một tô bún vừa ngon miệng vừa đậm đà.
Lịch trình du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc 1 ngày
Khám phá di tích Côn Sơn Kiếp Bạc du khách không chỉ có cơ hội tham quan những công trình hạng mục tiêu biểu mà còn được hòa mình vào bầu không khí trong lành, chiêm bái và tưởng niệm danh nhân văn hóa đất Việt. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ lịch trình Côn Sơn Kiếp Bạc trong ngày được du khách yêu thích lựa chọn:
Buổi sáng: du khách tập trung tại điểm hẹn để chuẩn bị khởi hành chuyến hành trình đến với Côn Sơn Kiếp Bạc. Điểm tham quan đầu tiên, du khách sẽ dừng chân tại chùa Côn Sơn, nơi mà đại thi hào Nguyễn Trãi đã đến và ở vào những ngày cuối đời. Tiếp đến, du khách sẽ di chuyển đến chiêm bái tại đền Kiếp Bạc, nơi đây lưu giữa và trưng bày rất nhiều những cổ vật trọng đại của đất nước liên quan đến cuộc đời của Trần Quốc Tuấn. Đến buổi trưa, du khách di chuyển đến nhà hàng để thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon và tự do nghỉ ngơi.
Buổi chiều: du khách tiếp tục hành trình đến với đền thờ thầy giáo Chu Văn An được khánh thành sau bốn năm xây dựng, với ý nghĩa tôn vinh thân thế cuộc đời và sự nghiệp cao cả của “Vạn thế sư biểu”. Sau đó khi tham quan xong các kiến trúc tiêu biểu của di tích, du khách sẽ quay lại xe để di chuyển về với thủ đô Hà Nội. Đến điểm hẹn ban đầu, kết thúc chuyến hành trình du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc trong ngày.
Một số lưu ý khi đến du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc 1 ngày
Để chuyến hành trình của du khách diễn ra thêm phần trọn vẹn thì việc chuẩn bị những lưu ý quan trong trước khi đi là một điều không thể thiếu. Ngay bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm hữu ích, dựa trên những kinh nghiệm thực tế nhất định du khách không thể bỏ qua:
Đến điểm du lịch tâm linh, điều đầu tiên du khách nên chú ý đến trang phục. Không được mặc những bộ đồ quá hở hang, phản cảm để thể hiện sự tôn trọng cõi linh thiêng.
Trong quá trình di chuyển tham quan, du khách không tự ý chạm tay vào các hiện vật, tuân thủ tất cả các quy định của ban quản lý và đặc biệt là giữ trật tự tại di tích.
Mẹo nhỏ hữu ích khi đến Côn Sơn Kiếp bạc, vì du khách sẽ phải di chuyển và leo lên các bậc thang khá nhiều do đó nên chuẩn bị cho mình đôi giày thể thao hoặc dép đế bằng êm ái để đảm bảo bàn chân luôn được thoải mái.
Vào mùa cao điểm, du khách từ đông đảo mọi miền sẽ đến di tích để chiêm bái, cầu tài lộc. Thế nên, du khách đến vào thời điểm này chú ý tự bảo quản tài sản cá nhân, tránh bị thất lạc đề và phòng ngừa kẻ gian lợi dụng móc túi.
Khoảng thời gian lý tưởng nhất để du khách đến di tích có lẽ là vào dịp đầu xuân năm mới và đặc biệt là tháng 8 âm lịch để có cơ hội tham gia lễ hội văn hóa, tại hiện lại hào khí Đông A một thời lừng lẫy của dân tộc.
Cuộc sống bộn bề luôn khiến chúng ta tất bật với những guồng quay hối hả và chợt quên mất đi những giây phút thư giãn, tận hưởng cho bản thân. Chính vì vậy, hãy để những chuyến du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc 1 ngày mang lại sự cân bằng, chiêm bái và tìm hiểu những trang sử hào hùng của nước ta. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp bạc 1 ngày sẽ hỗ trợ du khách lên lịch trình hoàn hảo nhất. Và đừng quên liên hệ với chúng tôi qua 0963.851.651 để đặt tour trọn gói với chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn nhé!